Sưng hạch bạch huyết

Là tình trạng sưng xảy ra khi chất dịch, được thoát ra bởi các mạch bạch huyết. Không chảy ra ở cánh tay và bàn tay, ngực và phần lưng trên ở phía bên đã làm phẫu thuật. Tình trạng sưng này xảy ra khi các hạch bạch huyết ở nách bị cắt bỏ đi khi làm phẫu thuật hay là đã được chữa bằng xạ trị, hay khi ung thư đã lan tới những hạch bạch huyết này. Khi hệ thống bạch huyết không lưu thông đúng cách.Cánh tay thường có nguy cơ bị sưng hạch bạch huyết. Mặc dù không phải lúc nào cũng biết rõ lý do tại sao có người bị sưng còn những người khác thì không. Tình trạng này đôi khi liên quan đến nhiễm trùng, tổn thương hay chấn thương ở cánh tay. Sưng hạch bạch huyết có thể xảy ra nhiều năm sau khi phẫu thuật hay xạ trị. Nó có thể không nhất thiết liên quan đến việc ung thư tái phát.
Với những cải tiến mới về phẫu thuật và xạ trị, tình trạng sưng hạch bạch huyết ở cánh tay ít xảy ra hơn trước đây. Hầu hết các bệnh nhân có rất ít nguy cơ bị sưng hạch bạch huyết. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nên biết tình trạng này và những gì bạn có thể làm để ngăn ngừa nó xảy ra.
Nếu bạn nhận thấy bị sưng ởcánh tay, bàn tay, phần lưng trên hay ngực.Hãy gọi cho bác sĩ của bạn hay trung tâm chăm sóc chínhcàng sớm càng tốt. Bạn có thể được giới thiệu tớiKhoa dịch vụ Phục hồi chức năngđể giúp quản lý tình trạng sưng hạch bạch huyết. Chữa trị sớm có thể giúp ngăn ngừa những vấn đề khác.

sưng hạch bạch huyết phòng ngừa và chữa trị ở cánh tay

Thoát dịch từ hạch bạch huyết

Làm theo những chỉ dẫn sau đây để giúp thoát dịch từ hạch bạch huyết:

  • Duy trì cử động trong phạm vi tối đa của cánh tay bên phía đã làm phẫu thuật.Tập những động tác đã được chỉ dẫn. Những bài tập này là để giúp bạn cử động vai ở mức tối đa.
  • Duy trì một lối sống năng động và ngồi ít hơn.
  • Tránh tình trạng tụ dịch nhiều hơn ở cánh tay bên phía đã làm phẫu thuật:
    • Dùng tay hoặc chân bên kia để đo áp huyết.
    • Đeo nữ trang lỏng lẻo hay đồng hồ có thể nới rộng dây bên phía tay đã giải phẫu.
    • Mặc áo lót ngực vừa vặn để tránh cho dịch tụ lại trong thành ngực và cánh tay.
    • Đừngmặc áo chật ở tay hay áo sơ-mi thun bó tay.
  • Tránh làm mỏi tay.Tránh khiêng đồ vật nặng, di chuyển đồ nội thất nặng, hay thực hiện những hoạt động đòi hỏi dùng nhiều sức hay kéo căng cánh tay bên phía phẫu thuật.
  • Để tránh tình trạng sưng hạch bạch huyết trong những chuyến đi xe hay máy bay dài:
    • Uống nhiều nước.
    • Đứng và/hay duỗi người mỗi khi có thể làm được một cách an toàn.
    • Tập thể dục cánh tay và tập thở hai tiếng một lần.
    • Dùng gối để nâng cao cánh tay.
Phòng ngừa nhiễm trùng và chấn thương

Nhiễm trùng hay tổn thương có thể dẫn đến tình trạng sưng hạch bạch huyết. Sưng hạch bạch huyết có thể nghiêm trọng hơn nếu cánh tay hay bàn tay bị nhiễm trùng hay tổn thương. Làm theo các biện pháp đề phòng sau đây:

  • Tránh chích thuốc vào cánh tay đau này. Rút máu, chích ngừa hoặc chích thuốc ở bên phía cánh tay khỏe mạnh.Nếu cần phải làm thủ thuật y khoa trên cánh tay bị đau. Chẳng hạn như cắt bỏ da thừa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chữa ung thư của bạn trước tiên.
  • Tránh nhiệt độ quá nóng, như tắm hơi, tắm whirlpool spas, hay tắm nước quá nóng. Giữ cho cánh tay mát khi trời nóng:
    • Đừng tắm nắng.
    • Ở chỗ có máy lạnh.
    • Đặt cánh tay đó dưới vòi nước lạnh đang chảy.
    • Đắp khăn lạnh trên cánh tay đó.
  • Tránh bị phỏng cánh tay đó:
    • Dùng găng tay dài có đệm lót khi ở gần bếp lò, bếp nướng, hay lò sưởi.
    • Bảo vệ cánh tay tránh bị cháy nắng bằng cách dùng kem chống nắng có thành phần chống nắng (SPF) ít nhất là 15 và mặc áo dài tay.
  • Tránh da bị cắt hay bị cào xước ở bàn tay hay cánh tay đó:
    • Dùng dao cạo bằng điện khi cạo lông nách để tránh bị rách da.
    • Đeo bao tay dày và mặc áo dài tay khi làm việc (chẳng hạn như làm vườn) để tránh da bị cào xước hay bị cắt.
    • Dùng cái đê khi khâu may để tránh bị kim châm.
    • Dùng thớt khi bằm hay cắt lát thức ăn.
    • Tránh gỡ tôm hay crawfish bằng tay trần. Dùng bao tay dày để càng nhọn của tôm hay crawfish không thể đâm thủng.
    • Xịt thuốc giết côn trùng để tránh bị côn trùng cắn.
    • Chữa trị ngay các vết cắt, phỏng, vết côn trùng cắn và trầy xước. Rửa vết thương thật kỹ, thoa dầu có chất chống nhiễm trùng, và quấn băng y tế lên vết thương.
  • Tránh dùng xà bông giặt hay chất khử mùi loại mạnh.Đeo bao tay cao su nếu phải nhúng tay vào nước trong thời gian dài hay phải tiếp xúc với các loại hóa chất mạnh (chẳng hạn các dung dịch dùng chùi rửa).
  • Giữ bàn tay và phần da viền quanh móng mềm mại.
    • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi rửa tay để tránh cho bàn tay không bị khô hay nứt nẻ.
    • Đừngcắt phần da viền quanh móng trên bàn tay. Dùng loại kem làm mềm da ở chung quanh móng và dùng bông gòn nhẹ nhàng đẩy phần da viền quanh móng ngược trở lại.
    • Giữ các đầu móng tay nhẵn và đừng cắn móng tay.
    • Dùng dụng cụ riêng của bạn khi chăm sóc bàn tay.
    • Kiểm tra móng tay để tìm dấu hiệu nhiễm nấm (chẳng hạn như màu sắc thay đổi, da dày hơn, các góc dễ bị sướt hay nứt nẻ).
    • Gọi cho bác sĩ nếu móng tay bạn bị nhiễm trùng.

Nếu bạn bắt đầu có tình trạng sưng hạch bạch huyết. Gọi bác sĩ để được giới thiệu đếnKhoa Dịch vụ phục hồi chức năng.Chuyên viên vật lý trị liệu có thể cung cấp một chương trình toàn diện. Để giúp kiểm soát tình trạng sưng hạch bạch huyết. Chương trình bao gồm hướng dẫn kiến thức, các bài tập đặc biệt, băng bó chặt, liệu pháp làm thoát dịch hạch bạch huyết bằng tay, và đặt những quần áo bó thích hợp.

Hãy gọi cho bác sĩ ngaynếu cánh tay, bàn tay, phần lưng trên hay ngực của bạncó dấu hiệu nhiễm trùng. Các dấu hiệu này có thể là:

  • Có các đường sọc đỏ ở cánh tay hay thành ngực.
  • Đỏ, ấm, hay cứng một cách không bình thường, sưng hay đau ở cánh tay, bàn tay, phần lưng trên hay thành ngực.
  • Cảm giác nặng hay đau nhức liên tục ở cánh tay hay thành ngực.
  • Sốt.

Để biết thêm thông tin, xin gọi Khoa Dịch vụ phục hồi chức năngtại 713-792-3192.

Tài liệu tham khảo

https://www.mdanderson.org/patient-education/Rehabilitation/Lymphedema-Prevention-and-Treatment-for-the-Arm_docx_pe.pdf