Xét nghiệm tầm soát hay sàng lọc là những khảo sát được sử dụng để tìm ra ung thư trước khi có bất kỳ triệu chứng nào. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đưa ra những hướng dẫn tầm soát ung thư sau đây đối với hầu hết người lớn. Ung thư vú

  • Phụ nữ lứa tuổi 40-44nên cân nhắc lựa chọn bắt đầu sàng lọc ung thư vú hàng năm bằng việc chụp nhũ ảnh nếu có nguyện vọng.
  • Phụ nữ lứa tuổi 45-54nên chụp nhũ ảnh mỗi năm.
  • Phụ nữ từ 55 tuổi trở lênnên chuyển sang nhũ ảnh mỗi 2 năm, hoặc có thể tiếp tục xét nghiệm này hàng năm.
  • Sàng lọc nên tiếp tục chừng nào người phụ nữ đó có sức khỏe tốt và dự kiến sẽ sống thêm hơn 10 năm.
  • Tất cả phụ nữnên tìm đọc và hiểu rõ những lợi ích, hạn chế, và tác hại tiềm tàng liên quan đến tầm soát ung thư vú.

Phụ nữ cũng nên nắm bắt trạng thái thông thường của bộ ngực của mình, cảm nhận và báo cáo những thay đổi ở vú cho nhân viên y tế càng sớm càng tốt.

Một số phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn nếu có họ hàng gần bị ung thư vú, có yếu tố di truyền liên quan tới ung thư, hoặc một số yếu tố khác. Những phụ nữ này nên được tầm soát bằng MRI cùng với nhũ ảnh. Hãy thảo luận với nhân viên y tế về nguy cơ bị ung thư vú và kế hoạch sàng lọc tốt nhất cho chính mình. Ung thư đại trực tràng và polyp

Đàn ông và phụ nữ sau 50 tuổi nên theo một trong những kế hoạch tầm soát sau:

Những khảo sát tìm polyp và ung thư

  • Nội soi toàn đại tràng mỗi 10 năm, hoặc
  • Nội soi đại tràng sigma mỗi 5 năm, hoặc
  • Chụp CT đại tràng (Nội soi đại tràng ảo) mỗi 5 năm

Khảo sát có thể phát hiện hầu hết ung thư

  • Xét nghiệm tìm máu ẩn/lẫn trong phân hằng năm

Lưu ý rằng nếu chụp CT đại tràng hoặc nội soi đại tràng sigma có bất thường nghi ung thư thì nội soi toàn đại tràng nên được thực hiện. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân nên được lặp lại ít nhất là 2 lần tại nhà. Nếu xét nghiệm dương tính (tức có máu trong phân), bác sĩ thường đề nghị làm nội soi toàn đại tràng.

Các khảo sát tìm polyp và ung thư sớm nên là sự lựa chọn đầu tiên nếu bạn có nguyện vọng và có thể thực hiện tại nơi đang sống. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là có làm một xét nghiệm nào đó, không cần biết là phương pháp nào. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những xét nghiệm và khảo sát phù hợp với bạn.

Nếu có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao dựa trên bệnh sử gia đình hoặc các yếu tố khác, bạn có thể cần phải được tầm soát theo một lịch trình tích cực hơn. Hãy nói chuyện với các bác sĩ để đánh giá các nguy cơ và lên kế hoạch xét nghiệm tốt nhất cho mình. Ung thư cổ tử cung

  • Tầm soát ung thư cổ tử cung nên bắt đầu từ tuổi 21.Phụ nữ dưới 21 tuổi không nên tầm soát.
  • Phụ nữ lứa tuổi 21-29nên làm xét nghiệm phiến đồ âm đạo (Pap smear) 3 năm một lần. Xét nghiệm chẩn đoán virus Papilloma ở người (HPV) không nên tiến hành ở độ tuổi này và chỉ cân nhắc nếu kết quả Pap smear bất thường.
  • Phụ nữ lứa tuổi 30-65nên làm xét nghiệm Pap smear kèm theo xét nghiệm HPV 5 năm một lần. Đây là phương pháp được đề nghị nhiều, nhưng lựa chọn chỉ lặp lại Pap smear sau mỗi 3 năm cũng không tồi.
  • Phụ nữ trên 65 tuổiđã làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung đều đặn trong 10 năm qua với kết quả bình thường thì không cần tầm soát nữa. Những người đã từng bị chẩn đoán có tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung nên tiếp tục xét nghiệm tầm soát trong vòng ít nhất là 20 năm sau ngày chẩn đoán đó, ngay cả khi đã hơn 65 tuổi.
  • Phụ nữ đã cắt bỏ tử cung và cổ tử cungvì những lý do không liên quan đến ung thư và những người không có tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư nghiêm trọng thì không nên được tầm soát.
  • Phụ nữ đã chủng ngừa HPVvẫn nên tuân theo đề nghị tầm soát phù hợp với độ tuổi của mình.

Những người bị nhiễm HIV, ghép tạng, từng tiếp xúc với diethylstilbestrol (DES),…có thể cần được tầm soát theo một lịch trình khác. Hãy nói chuyện với các bác sĩ để lên kế hoạch tầm soát tốt nhất cho mình. Ung thư nội mạc tử cung

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tại thời điểm mãn kinh, tất cả phụ nữ nên được thông báo về những nguy cơ và triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung. Hãy báo cho các bác sĩ khi bị chảy hoặc rỉ máu âm đạo bất thường/không lường trước.

Một số phụ nữ có thể cần cân nhắc làm sinh thiết nội mạc tử cung hàng năm nếu có các yếu tố nguy cơ liên quan tới việc tiếp xúc hoặc sử dụng hormone estrogen. Hãy nói chuyện với các bác sĩ để cùng lên kế hoạch tầm soát phù hợp cho các nguy cơ mà bạn có. Ung thư phổi

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ không đề nghị tầm soát ung thư phổi ở những người có nguy cơ trung bình. Tuy nhiên, các hướng dẫn đều đề nghị tầm soát ở những người có nguy cơ bị ung thư phổi cao do hút thuốc lá. Bạn nên tầm soát nếu thỏa mãn tất cả những điều sau:

  • 55-74 tuổi
  • Có sức khỏe tốt
  • Đã từng hút thuốc lá nhiều hơn 30 gói-năm VÀ vẫn đang hút hoặc chỉ mới bỏ thuốc trong vòng 15 năm trở lại đây. Số gói-năm được tính bằng số bao thuốc lá hút mỗi ngày nhân với số năm đã hút. Người hút 1 gói/ngày trong 30 năm có lịch sử hút thuốc lá 30 gói-năm, bằng với người hút 2 gói/ngày trong 15 năm.

Việc tầm soát được thực hiện bằng việc chụp CT liều thấp (LDCT) vùng ngực hằng năm. Hãy nói chuyện với bác sĩ để lên kế hoạch tầm soát phù hợp với các nguy cơ mà bạn có. Ung thư tuyến tiền liệt

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyên rằng nên thảo luận với các bác sĩ để đưa ra quyết định sáng suốt về việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được lợi ích tiềm năng của tầm soát lớn hơn tác hại do xét nghiệm và điều trị mang lại. Đa số bác sĩ tin rằng đàn ông không nên xét nghiệm khi chưa tìm hiểu thấu đáo về những gì chúng ta biết và không biết về các loại rủi ro và lợi ích liên quan tới tầm soát, chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

Nam giới sau 50 tuổi nên nói chuyện với bác sĩ về những ưu điểm và nhược điểm của việc tầm soát để có thể quyết định xem lựa chọn nào là phù hợp nhất cho mình.

Nếu có cha hoặc anh trai mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt trước 65 tuổi, bạn nên tư vấn bác sĩ về việc tầm soát từ 45 tuổi.

Nếu bạn quyết định tầm soát, các bác sĩ sẽ chỉ định đo lượng PSA trong máu, đôi khi kèm theo thăm khám trực tràng. Việc lặp lại tầm soát sau thời gian bao lâu thường phụ thuộc vào mức PSA của bạn. Hãy kiểm soát sức khỏe của mình và làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách: