Giai đoạn I và II

Nói chung, giai đoạn I và giai đoạn II UTPKTBN được điều trị bằng phẫu thuật, thường được thực hiện bởi bác sĩ ngoại khoa ung thư, ngoài ra với những bệnh nhân không thể phẫu thuật được có thể sử dụng phương pháp xạ trị. Trước hoặc sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp bác sĩ nội khoa ung thư để hỏi thêm về lựa chọn điều trị. Hóa trị (điều trị hóa chất) có thể giúp ích cho một số ca có khối u lớn hoặc dấu hiệu di căn đến hạch bạch huyết. Hoá trị có thể được thực hiện trước ca mổ (neoadjuvant), hoặc tiến hành sau ca mổ (adjuvant chemotherapy, còn gọi là hoá trị bổ trợ) để giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Hóa trị bổ trợ với cisplatin không được khuyến cáo cho các bệnh nhân với UTPKTBN giai đoạn IA đã được cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật. Bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn IB nên thảo luận với bác sĩ về việc liệu hóa trị có phù hợp với họ sau khi phẫu thuật hay không.

Hóa trị bổ trợ dựa trên thuốc có tên là cisplatin thường được đề nghị cho bệnh nhân với UTPKTBN giai đoạn II đã được cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật. Bệnh nhân với UTPKTBN giai đoạn II nên hỏi bác sĩ về việc sử dụng phương pháp này.

Giai đoạn III UTPKTBN

Tại Hoa Kỳ, hơn 30.000 bệnh nhân được chẩn đoán mắc UTPKTBN giai đoạn III mỗi năm, hiện nay không có điều trị nào là tốt nhất cho tất cả các bệnh nhân. Lựa chọn điều trị tùy thuộc vào kích cỡ, vị trí của khối u và các hạch bạch huyết có liên quan. Các lựa chọn thường bao gồm:

  • Xạ trị
  • Hóa trị
  • Phẫu thuật

Nói chung, những người bị UTPKTBN giai đoạn III thường được điều trị kết hợp ít nhất 2 loại điều trị khác nhau, đôi khi là cả 3 loại nói trên. Thông thường, các bác sĩ thường đề nghị kết hợp hóa trị và xạ trị. Hóa trị và xạ trị có thể được dùng cùng lúc với nhau, được gọi làHóa-xạ trị đồng thời. Chúng cũng có thể được dùng kế tiếp nhau, gọi làHoá-xạ trị liệu tuần tự. Hóa trị bổ trợ dựa trên cisplatin thường được đề nghị cho những người bị ung thư phổi giai đoạn IIIA đã được cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật. Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn điều trị tốt nhất cho mình.

Phẫu thuật có thể là một lựa chọn sau khi tiến hành hóa trị ban đầu hoặc hóa-xạ trị. Đôi khi, phẫu thuật là phương pháp điều trị đầu tiên, đặc biệt là khi bệnh nhân ung thư trước phẫu thuật được đánh giá là bệnh ở giai đoạn I hoặc giai đoạn II. Trong một số trường hợp, nếu sau phẫu thuật các bác sĩ bất ngờ tìm thấy tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết ám chỉ bệnh ở giai đoạn III (đánh giá bằng các chẩn đoán hình ảnh trước mổ có thể không phát hiện ra), phẫu thuật thường được theo sau bởi hóa trị và xạ trị.

UTPKTBN di căn hoặc giai đoạn IV

Nếu ung thư đã lây lan sang một bộ phận khác trong cơ thể, các bác sĩ gọi đó làung thư di căn. Nếu điều này xảy ra, bệnh nhân nên nói chuyện với bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị. Các bác sĩ có thể có ý kiến khác nhau về kế hoạch điều trị tiêu chuẩn tốt nhất. Ngoài ra, thử nghiệm lâm sàng có thể là một lựa chọn. Tìm hiểu thêm về lợi ích của việc cóý kiến thứ haitrước khi bắt đầu điều trị, vì nó có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn với kế hoạch điều trị của mình.

Ở những bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IV, hóa trị, điều trị nhắm đích hoặc liệu pháp miễn dịch thường là phương pháp điều trị chủ đạo. Những loại điều trị này thường được gọi làliệu pháp toàn thânvì chỉ có truyền thuốc toàn thân mới có hi vọng kìm hãm hay ngăn chặn những khối u đã lan nhiều nơi trong cơ thể. Đôi khi, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hay xạ trị ổ di căn trong não hoặc tuyến thượng thận nếu đó là nơi duy nhất mà ung thư lan tới.

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cũng rất quan trọng để giúp làm giảm các triệu chứng và các phản ứng phụ. Nhiều trường hợp bệnh nặng và quá yếu thì bác sĩ sẽ đề nghị không hóa trị nữa mà chỉ tập trung vào chăm sóc giảm nhẹ.

Liệu pháp toàn thân cho UTPKTBN di căn hoặc giai đoạn IV

Mục đích của liệu pháp toàn thân là làm giảm kích thước khối u, giảm bớt sự khó chịu do ung thư gây ra, ngăn ngừa ung thư lan rộng hơn và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Những phương pháp điều trị này đôi khi có thể làm ung thư phổi di căn biến mất. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các bác sĩ thì ung thư thường sẽ trở lại. Do đó, bệnh nhân ở giai đoạn IV không bao giờ được coi là “chữa khỏi” ung thư cho dù thành quả điều trị ban đầu rất tốt. Điều trị thường sẽ tiếp tục cho tới chừng nào căn bệnh còn được kiểm soát (được gọi là điều trị duy trì). Liệu pháp toàn thân kết hợp với chăm sóc giảm nhẹ đã được chứng minh là có thể cải thiện thời gian sống và và chất lượng cuộc sống cho nhiều bệnh nhân với UTPKTBN giai đoạn IV.

Nếu ung thư không được kiểm soát làm các triệu chứng tồi tệ hơn hoặc thuốc gây ra quá nhiều tác dụng phụ/tác dụng ngoại ý nghiêm trọng, bệnh nhâncó thể phải thay đổi phác đồ hoặc dừng việc điều trị toàn thân. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽvẫn nên tiếp tục được chăm sóc giảm nhẹđể có một cuộc sống dễ chịu hơn. Ở một số nước, bệnh nhân có thể tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng.

Loại thuốc hoặc nhóm thuốc đầu tiên mà bệnh nhân dùng đầu tiên còn được gọi là“phác đồ thứ nhất”. Bệnh nhân có thể được điều trị tiếp bởi các“phác đồ thứ hai”“phác đồ thứ ba”. Lưu ý rằng không có một phác đồ hay phương pháp cụ thể nào có hiệu quả cho mọi bệnh nhân. Các lựa chọn thường phải được cân nhắc phù hợp cho từng đối tượng. Điều này gọi làCá nhân hóa trong điều trịđể nâng cao hiệu quả của mỗi phương pháp và giảm thiểu việc sử dụng những loại thuốc vô ích hay thậm chí có hại. Nếu một phác đồ gây ra tác dụng ngoại ý nguy hiểm hoặc khó chịu ảnh hưởng nhiều lên cuộc sống của bệnh nhân, có vẻ không hiệu quả hoặc không còn hiệu quả nữa, các bác sĩ sẽ đề nghị thay đổi cách điều trị.

Các khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ASCO) về liệu pháp toàn thân đối với UTPKTBN bao gồm các nội dung dưới đây. Tất cả bệnh nhân đều cần được chăm sóc giảm nhẹ song hành.

Phác đồ thứ nhất.

Liệu pháp toàn thân đầu tiên (hay tuyến 1, first line) cho UTPKTBN thường phụ thuộc vào những thay đổi di truyền tìm thấy trong khối u.

  • Đối với những bệnh nhân mà khối ukhông cóthay đổi (đột biến) trong geneEGFR,ALK, hoặcROS1, các lựa chọn bao gồm:
    • Đối với bệnh nhân mà khối u có mức protein PD-L1 cao: Pembrolizumab là một lựa chọn.
    • Đối với bệnh nhân mà khối u không có mức PD-L1 cao: Bác sĩ thường đề nghị kết hợp một số thuốc hoá trị. Chúng có thể bao gồm thêm cả bevacizumab vào carboplatin và paclitaxel ở một số bệnh nhân ung thư biểu mô không phải tế bào vảy (non-squamous cell carcinoma).
    • Pembrolizumab cũng có thể được thêm vào hóa trị kết hợp carboplatin và pemetrexed ở một số bệnh nhân ung thư biểu mô không phải tế bào vảy.
  • Đối với bệnh nhân màkhối u có sự thay đổi (đột biến) di truyền trên genEGFR: Thuốc nhắm đích với Afatinib, Erlotinib, Gefitinib (gọi là TKI) có thể là các lựa chọn.
  • Đối với bệnh nhân màkhối u thay đổi (đột biến) di truyền trên genALK: Alectinib, brigatinib, ceritinib, hoặc crizotinib là những lựa chọn.
  • Đối với những bệnh nhân màkhối u có thay đổi (đột biến) di truyền trên geneROS1: Crizotinib là một lựa chọn.
Phác đồ thứ hai.

Phác đồ thứ hai (hay tuyến 2, second line) đối với UTPKTBN phụ thuộc vào đột biến gene trong khối u và các điều trị đã dùng trước đó.

Đối với những bệnh nhân màkhối u không chứa thay đổi trong geneEGFR,ALK, hoặcROS1, các lựa chọn bao gồm:

  • Nivolumab, pembrolizumab, hoặc atezolizumab nếu bệnh nhân có mức PD-L1 cao, đã dùng hóa trị thông thường trong phác đồ thứ nhất, và chưa dùng liệu pháp miễn dịch.
  • Nivolumab, atezolizumab hoặc hóa trị nếu khối u có mức PD-L1 thấp hoặc không rõ và đã điều trị bằng hóa trị thông thường.
  • Hóa trị cho bệnh nhân đã dùng liệu pháp miễn dịch.
  • Docetaxel cho bệnh nhân có các phản ứng phụ/ngoại ý nghiêm trọng do liệu pháp miễn dịch.
  • Pemetrexed cho bệnh nhân ung thư biểu mô không phải tế bào vảy (non-squamous cell carcinoma) nhưng chưa dùng pemetrexed trong phác đồ thứ nhất.
  • Đối với bệnh nhân màkhối u có đột biến genEGFR, lựa chọn điều trị tốt nhất phụ thuộc vào diễn tiến bệnh và liệu ung thư có phát triển đột biến có tên gọi là T790M liên quan tới kháng thuốc TKI không. Các tùy chọn, vì thế sẽ bao gồm:

+ Osimertinib

+ Hóa trị bổ sung

+ Tiếp tục điều trị bằng TKI, cộng với phẫu thuật hoặc xạ trị cho những khu vực mà ung thư lan rộng

Đối với bệnh nhân màkhối u có đột biến genROS1, các lựa chọn điều trị phụ thuộc vào các phương pháp điều trị trước đó:

  • Crizotinib, nếu bệnh nhân chưa dùng.
  • Hóa trị, đôi khi dùng kèm với bevacizumab.

Đối với bệnh nhân màkhối u có đột biếnBRAF, các lựa chọn phụ thuộc vào việc bệnh nhân đã dùng điều trị miễn dịch chưa:

  • Atezolizumab, nivolumab, hoặc pembrolizumab có thể là lựa chọn cho những bệnh nhân chưa dùng điều trị miễn dịch.
  • Dabrafenib hoặc kết hợp giữa dabrafenib và trametinib đối với những người đã dùng liệu pháp miễn dịch.
Phác đồ thứ ba.

Phác đồ thứ ba (tuyến 3, third line) đối với UTPKTBN thường là hóa trị với pemetrexed hoặc docetaxel.

Xạ trị đối với di căn não

Hóa trị thường không hiệu quả như xạ trị hoặc phẫu thuật để điều trị UTPKTBN di căn não. Vì lý do này, UTPKTBN di căn não được điều trị bằng xạ trị, phẫu thuật, hoặc cả hai. Các phương pháp này có thể gây ra các tác dụng ngoại ý như rụng tóc, mệt mỏi, và ửng đỏ da đầu. Nếu kích thước khối u nhỏ, một loại xạ trị đặc biệt gọi làXạ phẫu (stereotactic radiosurgery)có thể được sử dụng, vì nó có thể chiếu một lượng tia lớn tập trung vào khối u và làm giảm các phản ứng phụ.

Chăm sóc giảm nhẹ

Chăm sóc giảm nhẹcũng rất quan trọng để giúp làm giảm các triệu chứng và các tác dụng phụ/ngoại ý. Xạ trị hoặc phẫu thuật cũng có thể được sử dụng để điều trị các ổ di căn gây đau hoặc các triệu chứng khác. Điều trị bằng phẫu thuật hoặc sử dụng các dụng cụ cấy ghép kim loại có thể dùng để điều trị các ổ di căn xương ở các xương lớn trong cơ thể.

Vì hầu hết bệnh nhân cảm thấy căng thẳng và không thoải mái khi nhận chẩn đoán ung thư di căn, bệnh nhân và gia đình nên nói lên cảm xúc của mình với bác sĩ, y tá, nhân viên xã hội hoặc các thành viên khác của nhóm chăm sóc sức khoẻ. Nói chuyện với những bệnh nhân khác, kể cả thông qua một nhóm hỗ trợ cũng có thể hữu ích.

Thuyên giảm và nguy cơ tái phát

Thuyên giảm(remission) là hiện tượng mà ung thư không còn được phát hiện trong cơ thể và bệnh nhân không còn triệu chứng. Điều này cũng có thể được gọi là “không có bằng chứng về bệnh tật” (no evidence of disease).

Việc thuyên giảm có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Sự không chắc chắn này khiến nhiều bệnh nhân lo lắng về sự xuất hiện trở lại của ung thư. Việc nói chuyện với bác sĩ về khả năng ung thư xuất hiện trở lại và các lựa chọn điều trị có thể giúp bệnh nhân thoải mái hơn. Hãy xem thêm bài viết về cách đối phó với sự sợ hãi ung thư tái phát.

Tình trạng ung thư xuất hiện trở lại sau khi điều trị ban đầu được gọi là ung thư tái phát. Khi xuất hiện trở lại cùng một nơi gọi làtái phát cục bộ, gần nơi cũ gọi làtái phát khu vực, hoặc ở một nơi khác gọi làtái phát di căn. Thông thường, tái phát được tính làgiai đoạn IV.

Khi tái phát xảy ra, một loạt xét nghiệm mới có thể được đề nghị để tìm hiểu tình hình chi tiết hơn. Dựa trên các thông tin cụ thể, bác sĩ sẽ bàn với bạn về các lựa chọn điều trị sắp đến. Thông thường, kế hoạch điều trị sẽ bao gồm các phương pháp nói trên, như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, nhưng chúng có thể được sử dụng kết hợp theo cách khác hoặc được tiến hành với nhịp độ khác. Bác sĩ cũng có thể đề nghị tham gia các thử nghiệm lâm sàng nếu có. Đây là những thử nghiệm được kiểm soát nghiêm ngặt để nghiên cứu cách điều trị mới. Cho dù bạn chọn cách điều trị nào, chăm sóc giảm nhẹ sẽ rất quan trọng để giảm triệu chứng và các phản ứng phụ/ngoại ý.

Những người bị ung thư tái phát thường cảm thấy những cảm xúc phức tạp như hoài nghi hay sợ hãi. Bệnh nhân nên nói chuyện với nhóm chăm sóc về những cảm giác này và hỏi về các dịch vụ hỗ trợ để giúp bệnh nhân vượt qua. Tìm hiểu thêm về cách đối phó với sự tái phát ung thư qua các bài viết khác.

Nếu điều trị không hiệu quả

Chữa lành hẳn bệnh ung thư là ước mơ không phải lúc nào cũng có thể làm được. Nếu không thể kiểm soát, bệnh ung thư sẽ tiến triển vào giai đoạn cuối.

Việc nói tới chẩn đoán giai đoạn này là căng thẳng cho cả bác sĩ, và nhiều bệnh nhân/người thân gặp khó khăn khi trao đổi về ung thư tiến triển. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nên có cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực với bác sĩ và nhóm chăm sóc để diễn tả cảm xúc và mối quan tâm của mình. Sự chăm sóc theo dõi liên tục sau đó cũng rất quan trọng. Nhóm chăm sóc sẽ cố gắng sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân, nhiều thành viên trong nhóm sẽ có kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức đặc biệt để hỗ trợ bệnh nhân và gia đình. Việc đảm bảo bệnh nhân được thoải mái về mặt thể chất, tinh thần, nhất là không bị đau đớn, là điều cực kỳ quan trọng.

Những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn muộn và những người có tiên lượng sống dưới 6 tháng có thể cân nhắc một loại chăm sóc giảm nhẹ được gọi làchăm sóc cận tử (hospice care). Chăm sóc cận tử là chương trình được thiết kế để cung cấp cho bệnh nhân chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể khi gần đến cuối cuộc đời. Bệnh nhân và gia đình nên nói chuyện với nhóm chăm sóc về các lựa chọn như chăm sóc tại nhà, tại khoa chăm sóc giảm nhẹ trong bệnh viện, hospice, hoặc những nơi khác. Chăm sóc điều dưỡng và các trang thiết bị đặc biệt có thể giúp việc bệnh nhân sống ở nhà, nơi quen thuộc bên cạnh người thương yêu trở nên khả thi.

Xem thêm bài viết về kế hoạch chăm sóc ung thư tiến triển.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/lung-cancer-non-small-cell/treatment-options