Biên soạn: BS Phạm Lương Giang
Biên tập: BS. Phạm Nguyên Quý Bồi dưỡng tinh thần

Vực dậy sự hưng phấn tích cực của tinh thần, tăng cường sức mạnh của tinh thần.

Người bình thường phải luôn được bồi dưỡng tinh thần từ nhỏ.

Người bệnh ung thư càng phải được chú trọng bồi dưỡng tinh thần.

Bồi dưỡng tinh thần không phải là vài bài giảng ngồi nghe trong một vài buổi, mà là thông qua những tiếp xúc hàng ngày và xuyên suốt đời người. Ung thư là một bệnh mãn tính, người bệnh có dịp tiếp xúc nhân viên y tế nhiều ngày tháng thậm chí hàng chục năm trời – đó là những dịp người bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân và thân nhân của họ bồi dưỡng về mặt tinh thần. Bồi dưỡng tình cảm

Bồi dưỡng cho bệnh nhân ung thư - Kỳ 2: Bồi dưỡng tinh thần

Người bệnh nhân ung thư cần nhận được yêu thương từ người thân trong gia đình, bạn bè và cả ngoài xã hội. Bởi vì khi cảm nhận được tình yêu thương cuộc đời dành cho mình, tinh thần người bệnh sẽ ấm áp hơn, phấn chấn hơn, yêu đời hơn. Trạng thái tinh thần tích cực sẽ giúp hoạt động nội tại của cơ thể được tích cực, trong đó có hoạt động của hệ miễn dịch làm tăng sức đề kháng bệnh.

Kinh nghiệm của người bác sĩ ung thư làm tôi rất lo lắng khi thấy bệnh nhân ung thư của mình rơi vào hoàn cảnh bị mất tình thương yêu, không có sự thương yêu dành cho họ. Những người bất hạnh đó thường có kết quả điều trị rất xấu. Yêu thương là bài thuốc màu nhiệm của Thượng đế ưu ái tặng con người, vấn đề là chúng ta biết sử dụng hay không mà thôi.

Bác sĩ, điều dưỡng là người trực tiếp theo dõi điều trị, cũng là những người gần gũi bệnh nhân nhất, phải thể hiện sự yêu thương người bệnh nhất. Mọi người thể hiện tình yêu thương của mình qua việc ân cần chăm sóc, thái độ quan tâm, ánh mắt trìu mến và tôn trọng.

Mặt khác, người bệnh cũng cần phải biểu lộ một cách tích cực tình thương yêu của mình đến mọi người, nhất là những người bệnh cùng cảnh ngộ.

Xem thêm bài Bồi dưỡng để chiến thắng bệnh Ung thư: Kỳ 1- Bồi dưỡng thể chất Bồi dưỡng đạo đức

Đây là vấn đề vô cùng tế nhị, chỉ có người bác sĩ có đạo đức và có bản lĩnh mới dám đề cập đến. Bởi sẽ có ý kiến rằng là người ai mà không có đạo đức, và bác sĩ là quái gì mà đòi bồi dưỡng đạo đức cho người khác. Hơn nữa, đạo đức của người bệnh thì có ảnh hưởng gì đến việc điều trị ung thư đâu?

Trong cơn hoảng loạn vì tính mạng bị đe dọa, người ta dễ quên nhiều thứ trong đó có đạo đức. Những đức tính trái ngược đạo đức như không trung thực, không tôn trọng người khác, ích kỷ nhỏ nhen… nổi lên rõ hoặc xuất hiện một cách tinh vi. Người có đạo đức dễ nhận được cách điều trị đúng đắn. Bởi người trung thực sẽ khai bệnh trung thực và không che giấu những cách điều trị không chính thống. Tôi đã chứng kiến những người bệnh chết thảm vì tham. Bởi đức tính tôn trọng người khác mà biết tôn trọng lắng nghe ý kiến bác sĩ. Đạo đức vững vàng mới dễ theo đúng kỷ luật điều trị. Kinh nghiệm thực tế của tôi, trong hoàn cảnh nhân viên y tế và phương tiện điều trị rất thiếu thốn, người bệnh giàu đạo đức dễ nhường nhịn và giúp đỡ những người bệnh nặng hơn và hoàn cảnh khó khăn hơn.

Người bệnh sẵn lòng tạo điều kiện cho khoa sắp xếp lịch điều trị được uyển chuyển và trôi chảy.

Người bệnh rất dễ cảm nhận được đạo đức của nhân viên y tế khi trực tiếp chăm sóc điều trị cho họ. Đó là một niềm khích lệ tinh thần quý báu cho họ. Do đó, muốn bồi dưỡng đạo đức cho bệnh nhân, nhân viên y tế phải trau dồi đạo đức để có đạo đức toát ra trao tặng người bệnh.

Bồi dưỡng đạo đức có nội dung là khéo léo tế nhị nhắc nhở, khuyến khích, động viên củng cố những đức tính tốt của bệnh nhân. Cảnh báo hậu quả của việc kém đức, một cách tự nhiên bằng kể những câu chuyện thực tế khi có thời gian nói chuyện với bệnh nhân. Làm cho bệnh nhân hiểu cái đức cũng như việc có trái tim yêu thương, là cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến thành bại của điều trị. Bồi dưỡng đạo đức tập trung vào đức tính trung thực, tôn trọng người khác, lòng từ tâm qua công tác từ thiện. Bồi dưỡng kiến thức

Giúp người bình thường có kiến thức khoa học để sống khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Giúp người bệnh ung thư theo được phương pháp điều trị đúng đắn nhất và tránh được những cách điều trị làm tiền mất tật mang, chết người và tán gia bại sản. Bồi dưỡng bản lĩnh

  • Hiểu được quy luật của đời người, vượt qua được khó khăn về thể xác và tâm hồn.
  • Thấy được cuộc sống rất đẹp rất đáng sống nhưng không sợ chết.
  • Bồi dưỡng bản lĩnh là công việc chính của điều trị tâm linh, xem bài viếtĐiều trị tâm linh cho bệnh nhân ung thư

Những vấn đề cần lưu ý khi bồi dưỡng tinh thần:

  • Không mê tín hóa người bệnh.
  • Dùng người bệnh đã chiến thắng căn bệnh ung thư làm ví dụ thực tế giúp bồi dưỡng tinh thần.
  • Những nhà tu hành chân chính có thể giúp hữu hiệu điều trị tâm linh.