Ung thư là một trong những nguyên nhângây tàn phế và tử vonghàng đầu trên toàn thế giới. Các nghiên cứu gần đây đã đánh giá sơ lược về tác động của ung thư. Cũng như việc gia tăng số lượng bệnh nhân ung thư trên toàn cầu. Hiện tại, ung thư gây ra 12.5% trường hợp tử vong trên thế giới. Các nước phát triển chịu tác động của ung thư cao nhất. Đến năm 2030, gánh nặng ung thư toàn cầu được ước tính khoảng 21,7 triệu trường hợp mắc mới, với 13 triệu ca tử vong do ung thư. Tổng thiệt hại kinh tế do ung thư trên toàn thế giới vào năm 2030 được ước tính khoảng 458 tỷ đô la.

Sự tăng tuổi thọ nói chung của dân số sẽ làm tăng tổng số bệnh nhân ung thư trong tương lai gần. Nhưng nhiều bệnh nhân cũng sẽ sống sót sau khi được chẩn đoán và điều trị căn bệnh này. Đây là thành quả của những nỗ lực nhằm phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Ngoài ra, còn có vai trò của việc chú trọng phòng ngừa ung thư, và Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) vừa cập nhật các khuyến cáo về lối sống nhằm ngăn ngừa ung thư.

10 lời khuyên phòng bệnh ung thư dựa trên bằng chứng Tóm tắt kết quả những nghiên cứu mới nhất

Một báo cáo mới đã phân tích dữ liệu trong 30 năm qua. Về sự liên quan giữa chế độ ăn uống, cân nặng, hoạt động thể chất và bệnh lý ung thư. Báo cáo này đã xác nhận mối liên hệ giữa ung thư và lối sống hàng ngày. Qua đó, các tác giả đưa ra 10 khuyến cáo dựa trên bằng chứng về cách làm giảm nguy cơ ung thư. Theo Tiến sĩ Nigel Brockton, đồng tác giả và là giám đốc nghiên cứu tại AICR.

“Mỗi khuyến cáo này dựa trên các yếu tố có bằng chứng rõ ràng cho việc tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư. Từ đó có thể lên kế hoạch chi tiết cho một lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ ung thư“.

Được tiến hành bởi AICR và Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới. Đây là nghiên cứu thứ ba liên tiếp được công bố. Nghiên cứu này phân tích dữ liệu từ 51 triệu người. Trong đó có 3,5 triệu trường hợp hiện mắc một trong 17 loại ung thư khác nhau.

Báo cáo này cũng đã xác nhận những kết quả từ một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet Diabetes and Endocrinology. Theo đó kết luận rằngthừa cân/béo phì là nguyên nhân gây ra ít nhất 12 loại ung thư.Bao gồm: gan, buồng trứng, tuyến tiền liệt, dạ dày, miệng-thực quản, đại trực tràng, vú (ở phụ nữ sau mãn kinh), túi mật, thận, ung thư thực quản (dạng biểu mô tuyến), tuyến tụy và nội mạc tử cung. Báo cáo này là bản cập nhật thứ ba có tên *Chế độ ăn uống, Dinh dưỡng, Hoạt động thể chất và Ung thư cái nhìn trên toàn thế giới *, sau hai báo cáo công bố trước đó vào năm 1997 và 2007.

Tiến sĩ Brockton nhấn mạnh rằng các bằng chứng trong báo cáo hiện tại là mạnh hơn bao giờ hết. Nhưng “phù hợp đáng kể ” với hai bài báo trước đó. “Báo cáo mới dựa trên dữ liệu chất lượng cao hơn nhiều, chủ yếu từ các nghiên cứu theo dõi thuần tập (prospective cohort studies) và các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (randomized controlled trials), cho ra mức bằng chứng cao nhất”. 10 đề xuất để giảm nguy cơ ung thư

Tiến sĩ Brockton cho biết: “10 khuyến nghị của chúng tôi tạo thành một kế hoạch chi tiết cho một lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ ung thư. Các khuyến cáo rất thực tế và mọi người có thể thực hiện để giảm nguy cơ ung thư. Thậm chí những việc rất nhỏ mà mọi người có thể thực hiện cũng sẽ có ích. Các khuyến cáo này hướng tới gần như mọi hoạt động của cuộc sống hàng ngày.”

Ông nhấn mạnh rằng “Những người thực hiện càng đầy đủ các khuyến cáo này thì nguy cơ ung thư càng thấp.”

  1. Kiểm soát cân nặng.

Khuyến nghị đầu tiên là cân nặng, có bằng chứng đặc biệt mạnh mẽ rằng béo phì là nguyên nhân của nhiều bệnh ung thư. Ngay cả chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường ở mức cao cũng có thể có liên quan với việc tăng nguy cơ ung thư.

  1. Hoạt động thể chất.

Mỗi tuần người lớn nên vận động cường độ vừa trong ít nhất 150 phút hoặc cường độ cao trong 75 phút. Tập thể dục nhiều hơn có thể hiệu quả hơn trong việc phòng chống ung thư.

  1. Chế độ ăn giàu ngũ cốc, rau, trái cây và đậu.

Một số chất được tìm thấy trong các loại trái cây và rau quả đã được chứng minh là có tác dụng chống ung thư trong nghiên cứu trên tế bào và động vật.Tổng lượng chất xơ cần ít nhất là 30 g/ngày.Với ít nhất 5 lần ăn trái cây và rau quả không hoặc ít chứa tinh bột mỗi ngày. Chế độ ăn này làm giảm nguy cơ mắc ung thư cũng như làm giảm nguy cơ thừa cân và béo phì.

  1. Hạn chế ăn thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo, tinh bột hoặc đường.
  2. Hạn chế thức uống có đường.

Những đồ ăn thức uống trên cũng sự liên quan với béo phì.

  1. Hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn.

Các amin dị vòng và các hydrocarbon thơm đa vòng được hình thành khi thịt được nấu ở nhiệt độ cao có tiềm năng gây đột biến. Và các loại thực phẩm chứa nhiều muối như thịt chế biến sẵn. Có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày và dẫn đến sự xâm nhập của Helicobacter pylori.Nên giới hạn tiêu thụ thịt đỏ dưới 3 lần mỗi tuần (350-500 g/tuần).

  1. Hạn chế thức uống có cồn.

Uống rượu cũng không được khuyến khích. Thậm chí uống rượu mức độ vừa phải cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Acetaldehyde, một chất chuyển hóa trong quá trình oxy hóa rượu, có thể gây ung thư. Rượu cũng có thể làm tăng nồng độ estradiol trong máu.

  1. Không sử dụng thực phẩm chức năng để phòng ngừa ung thư.

Thay vào đó, nên đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống đơn thuần.

  1. Các bà mẹ “mới” nên cho con bú sữa mẹ, nếu có thể.

Khuyến cáo này phù hợp với lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Rằng trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng, và sau đó đến 2 tuổi hoặc lâu hơn. Cùng với sữa mẹ có thể bổ sung các nhóm thực phẩm thích hợp cho từng độ tuổi của trẻ.

  1. Bệnh nhân ung thư cần nhận thức đúng đắn về sự ảnh hưởng quan trọng của chế độ ăn, dinh dưỡng, hoạt động thể chất và cân nặng**lên thời gian sống còn.**

Người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế càng sớm càng tốt. Để được đánh giá và cho lời khuyên phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, bệnh nhân nên làm theo 8 khuyến cáo nói trên. Thay đổi lối sống là thử thách khó khăn?

Bằng chứng mạnh mẽ đã có rồi. Vấn đề tiếp theo là làm sao để thu hút nhiều người tham gia các hoạt động nhằm thay đổi lối sống.

Tiến sĩ Brockton giải thích: “Bước đầu tiên trong việc thay đổi lối sống là phải biết rằng việc thay đổi là cần thiết”. “Khảo sát nhận thức về nguy cơ ung thư của AICR năm 2017. Cho thấy chưa tới50%số người được hỏi biết rằng thừa cân hoặc béo phì có liên quan đến ung thư. Mặc dù thực tế nó liên quan đến 12 loại ung thư khác nhau.”

“Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng khoa học mạnh mẽ và đáng tin cậy. Để khuyến khích mọi người thay đổi lối sống, thông tin để chuyên gia y tế tư vấn và để Chính phủ thực hiện các chính sách về y tế hiệu quả và dễ tiếp cận hơn”.

“Chúng tôi kêu gọi Chính phủ ưu tiên phòng chống ung thư. Thông qua việc xây dựng và thực hiện các chính sách hiệu quả. Nhằm giải quyết gánh nặng ung thư ở Hoa Kỳ”, ông nói thêm. BS.TS. Rowan Chlebowski, Trưởng khoa Ung thư và Huyết học, City of Hope National Medical Center (California, Hoa Kỳ) cũng đồng ý với ý kiến trên. “Tôi tin rằng bằng chứng đã đủ mạnh để thuyết phục mọi người làm theo 10 khuyến cáo trên một cách nghiêm túc”. Tài liệu tham khảo

  1. https://www.medscape.org/viewarticle/897664
  2. https://www.wcrf.org/sites/default/files/Summary-third-expert-report.pdf